Giới và Phát triển là ngành học không thể thiếu trong xã hội, bởi không thể có phát triển bền vững nếu không có tiến bộ về bình đẳng giới. Việc thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, nâng cao quyền năng cho các đối tượng yếu thế, để mọi người phát huy được tiềm năng và thế mạnh của mình.

Có thể nói, học về giới là bắt nhịp xu thế phát triển của thời đại, gia nhập nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp cho đất nước. Đây là ngành học nhân văn, giúp người học hiểu về mình, phát triển bản thân và hỗ trợ những người khác.

Tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, ngành học này có đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề, sinh viên năng động. Hàng năm, khoa Giới và Phát triển đều tổ chức và tham gia nhiều hội thảo khoa học, có nhiều công trình nghiên cứu và giải thưởng cấp trường, cấp bộ.

Sinh viên khoa có nhiều cơ hội thực hành, tham gia các chương trình như “Thấu hiểu để yêu thương”, dự án Colombo nâng cao năng lực ngành giới và phát triển, dự án “Nam tính tích cực”…

Giảng viên, sinh viên khoa trong sự kiện ‘Nam tính tích cực – Tại sao học giới và phát triển?’.

 

Năm 2019, khoa ra mắt CLB Hành động vì bình đẳng giới và phát triển bền vững, giúp sinh viên thực hành các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nhằm giải quyết vấn đề giới trên thực tế và hỗ trợ cộng đồng.

Từ khi thành lập, CLB đã thực hiện hơn 10 buổi truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh thai, phòng chống mua bán người… cho sinh viên các trường THPT, THCS. Đồng thời, CLB đã đề xuất thành công và thực hiện hiệu quả chuỗi hoạt động ‘Nam tính tích cực – Nam giới hiện đại ngày nay – Bạn là ai?’ do Đại sứ quán Mỹ và Chương trình Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tài trợ.

Nhiều thế hệ sinh viên đã ra trường và có công việc đúng đam mê.

Sau 5 năm, Học viện Phụ nữ Việt Nam đào tạo được gần 300 cử nhân, sinh viên đại học chính quy ngành Giới và Phát triển. Không ít cử nhân đã có việc làm tốt ở các tổ chức chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các chương trình, dự án phát triển, cũng như ngân hàng, doanh nghiệp, cơ quan báo chí, tổ chức của nhà nước và tư nhân…

Bế Thị Ngọc Hà, thủ khoa đầu ra của ngành học năm 2019, nhắn gửi tới các thí sinh vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: “Nếu học đại học, hãy lựa chọn theo đam mê thay vì theo số đông, lựa chọn ngành học phù hợp thay vì ngành học ‘hot’. Nếu tìm hiểu về ngành Giới và Phát triển tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, bạn sẽ thấy ấn tượng bởi chương trình đào tạo hiện đại, giảng viên chuyên nghiệp, thân thiện. Cơ sở vật chất khang trang, môi trường học năng động, hoà nhập cùng cơ hội việc làm sau khi ra trường cao’.

Một số gương mặt nổi bật của khoa.

Với Hồng, ngành học đã mang lại cho cô bạn nhiều kiến thức về con người, hiểu biết về giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Từ đó, Hồng hiểu về vai trò, vị thể của từng giới. Không chỉ vậy, bạn còn được rèn luyện các kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng viết đề xuất dự án, xây dựng và quản lý dự án phát triển, kỹ năng phân tích giới, lồng ghép giới…, tạo nền tảng cho tương lai thành công.Đinh Thị Hoàng Thúy Hồng, sinh viên K5, lựa chọn Giới và Phát triển bởi đây là ngành học tiến bộ, nhân văn, phù hợp với xu thế hội nhập, một ngành học “vì sự bình đẳng, tiến bộ, không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Năm 2020, Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh 870 chỉ tiêu cho 9 ngành đào tạo đại học, trong đó có 50 chỉ tiêu dành cho ngành Giới và Phát triển. Thí sinh đăng ký xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT để trở thành sinh viên của trường. Bạn đọc xem chi tiết thông tin tuyển sinh tại đây.

Hotline: 02437751750 – 0976571126 (phòng Tuyển sinh); 02438355243 – 0965721074 (khoa Giới và Phát triển).

Fanpage: Gioivaphattrien.