Chính phủ hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số
30/11/2017
Lượt xem: 85
Chính phủ hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số
Đối tượng của đề án là đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người, già làng, người có uy tín, cán bộ thôn, bản và các tổ chức đoàn thể ở thôn, bản; cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn huyện, xã vùng dân tộc thiểu số có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới.
Đề án phấn đấu 100% cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương, 50% cán bộ làm công tác liên quan đến bình đẳng giới ở cấp huyện, cấp xã và người có uy tín, già làng, trưởng bản vùng dân tộc thiểu số có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Đề án phấn đấu 80% số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người được tiếp cận thông tin về giới và pháp luật về bình đẳng giới. 100% các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi.
Ít nhất 50% cán bộ làm công tác dân tộc ở huyện, xã có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống được tập huấn kỹ năng hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới trong soạn thảo văn bản và tổ chức thực hiện chính sách. 30-50% các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống xây dựng mô hình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đề ra các nhiệm vụ cụ thể như: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán địa phương; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường trung học phổ thông nội trú, bán trú các cấp, người có uy tín ở địa bàn có người dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống.
Ngày 7/11/2024, tại Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Đào tạo Luật trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam.” Hội thảo được tổ chức qua hai phiên thảo luận chính, trong đó các chuyên gia đã trình bày sáu tham luận về các khía cạnh lý luận và thực tiễn của việc đào tạo Luật trong điều kiện số hóa mang đến cái nhìn sâu sắc về các thách thức và giải pháp trong việc áp dụng công nghệ số vào đào tạo Luật.
Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Đào tạo Luật trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam” sẽ được Học viện Phụ nữ Việt Nam và Trường đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội phối hợp tổ chức vào ngày 07/11/2024.
Ngày 6/9/2024, Khoa Kinh tế và Tài chính, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt tân sinh viên K12 ngành Kinh tế. Đây là hoạt động thường niên của các Khoa vào đầu năm học nhằm định hướng cho sinh viên về các kiến thức và kỹ năng cần trau dồi trong quá trình học tập để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động trong tương lai.